Phương pháp tính Chỉ số Phát triển Giới (GDI)

Thứ năm - 04/12/2014 05:25

 

Chỉ số phát triển giới (GDI) là thước đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung của con người theo các yếu tố thu nhập, tri thức và tuổi thọ.

Chỉ số phát triển giới được tính theo công thức:

Trong đó:

GDI1: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố thu nhập;

GDI2: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố tri thức;

GDI3: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố tuổi thọ.

+ Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo các yếu tố thu nhập (1), tri thức (2) và tuổi thọ (3) viết chung là GDIi được tính theo công thức:

Trong đó:

f: Ký hiệu cho nữ

m: Ký hiệu cho nam;

Kf: Tỷ lệ dân số nữ;

Km: Tỷ lệ dân số nam.

i = 1, 2, 3.

(i = 1,2,3): Các chỉ số thành phần về từng yếu tố thu
nhập (1), tri thức (2) và tuổi thọ (3) theo HDI của riêng nam và nữ.

e: Hệ số phản ánh mức độ thiệt hại về phương diện phát triển con người mà x+ hội gánh chịu do sự bất bình đẳng về giới. Trong chỉ số phát triển giới hệ số e = 2 nên phương trình trên biến đổi thành:

 (*)   (i=1,2,3)

Tính chỉ số phát triển giới được thực hiện qua 3 bước:

Bước 1: Tính các chỉ số  thành phần riêng cho từng giới nữ và nam (i=1,2,3)

Bước 2: Tính các chỉ số công bằng thành phần theo từng yếu tố thu nhập (GDI1), tri thức (GDI2) và tuổi thọ (GDI3) theo công thức trên (*)

Bước 3: Tính chỉ số phát triển giới bằng cách bình quân số học giản đơn giữa 3 chỉ số phân bổ công bằng thành phần về thu nhập (GDI1), tri thức (GDI2) và tuổi thọ (GDI3).

Giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu liên quan để tính GDI cho riêng từng giới quy định như sau:

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giá trị tối đa (max)

Giá trị tối thiểu (min)

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP)

USD

40000

100

Tỷ lệ người lớn biết chữ

%

100

0

Tỷ lệ đi học các cấp

%

100

0

Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh

 

 

 

 Nữ

Năm

87,2

27,5

 Nam

Năm

82,5

22,5

 

So với chỉ số phát triển con người, nội dung và quy trình tính chỉ số phát triển giới không phức tạp hơn mấy. Song, thực tế áp dụng khó khăn hơn, vì tất cả các chỉ tiêu cần tính đều phải tính riêng theo từng giới. Hiện nay, thống kê Việt Nam chưa tách đầy đủ các chỉ số phân bổ theo giới, đặc biệt chỉ số phân bổ thành phần theo yếu tố thu nhập.

Chỉ số bình đẳng về giới (GEM) là thước đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, l+nh đạo quản lý, kỹ thuật, chuyên gia và thu nhập. Chỉ số bình đẳng về giới được tính theo công thức sau:

Trong đó:

EDEP1: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo số đại biểu nam, nữ trong Quốc hội;

EDEP2: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo vị trí l+nh đạo, quản lý, kỹ thuật, chuyên gia và kinh tế;

EDEP3: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo thu nhập.

+ Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo số đại biểu nam, nữ trong Quốc hội (EDEP1) được tính như sau:

 (*)

Trong đó:

 f: Ký hiệu cho nữ;

 m: Ký hiệu cho nam;

 kf và km: Tỷ lệ dân số nữ và nam tính bằng số lần;

 If và Im: Tỷ lệ nữ và tỷ lệ nam là đại biểu trong Quốc hội (khác với kf và km, trong công thức (*) If và Im được tính bằng phần trăm).

+ Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo vị trí l+nh đạo, quản lý, kỹ thuật và chuyên gia (EDEP2) được tính bằng cách bình quân số học giản đơn giữa 2 chỉ số EDEP tính riêng cho tỷ lệ nữ, nam theo l+nh đạo, quản lý và tỷ lệ nữ, nam theo vị trí kỹ thuật và chuyên gia. Từng chỉ số EDEP riêng biệt này được tính như công thức tính EDEP1 nêu trên (*).

+ Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo thu nhập (EDEP3) được tính theo công thức:

 (**)

Với Hf, Hm là các chỉ số thu nhập của nữ và nam, trong công thức (**) Hf và Hm được tính bằng số lần như kf và km.

Về nguyên tắc, chỉ số thu nhập trong GEM tính tương tự như chỉ số thu nhập trong chỉ số phát triển giới nhưng có sự khác biệt là dựa trên giá trị không điều chỉnh và không lấy logarit.

Quy trình tính chỉ số bình đẳng theo giới được thực hiện theo ba bước:

Bước 1: Xác định các tỷ lệ về giới theo đại biểu trong Quốc hội, theo vị trí l+nh đạo, quản lý và theo vị trí kỹ thuật và chuyên gia của nữ (If), nam (Im) và các chỉ số thu nhập của nữ (Hf), nam (Hm),... để tính các chỉ số công bằng thành phần;

Bước 2: Tính các chỉ số phân bổ công bằng thành phần EDEP1, EDEP2 và EDEP3;

Bước 3: Tính chỉ số GEM bằng cách tính bình quân số học giản đơn giữa ba chỉ số phân bổ công bằng thành phần về đại diện trong Quốc hội (EDEP1), theo l+nh đạo quản lý, kỹ thuật và chuyên gia (EDEP2) và theo thu nhập (EDEP3).

Giống như tính chỉ số phát triển giới, khó khăn lớn nhất để tính chỉ số bình đẳng về giới ở Việt Nam là việc tách chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giới. Ngoài ra, nguồn số liệu để tính các tỷ lệ tham gia l+nh đạo, quản lý, chuyên gia, kỹ thuật và nghiệp vụ của nữ và nam cũng chưa thật đầy đủ.

Tỷ giá theo sức mua tương đương (PPP Rate) là tỷ lệ giữa giá của một rổ hàng biểu thị bằng tiền trong nước với giá của rổ hàng tương tự ở nước ngoài biểu thị bằng ngoại tệ thường người ta sử dụng Đô la Mỹ. Dưới dạng công thức, tỷ giá theo sức mua tương đương được viết như sau:

Trong đó:

S: Tỷ giá định nghĩa theo số đơn vị tiền trong nước trên một đơn vị ngoại tệ;

P: Giá của một rổ hàng biểu thị bằng tiền trong nước;

P*: Giá của rổ hàng tương tự ở nước ngoài biểu thị bằng ngoại tệ.

Khi tương quan của mức giá trong nước so với mức giá nước ngoài tăng sẽ làm giảm giá trị của tiền trong nước so với ngoại tệ. Sức mua tương đương thường sử dụng để so sánh mức sống của dân cư giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái thường chịu ảnh hưởng của lưu lượng vốn trên thị trường tiền tệ, nên dùng tỷ giá hối đoái để tính các chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước hoặc tổng sản phẩm quốc gia bình quân đầu người sẽ dẫn đến sai lệch.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây