Page 63 - Doanh nghiệp tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 63

kết  quả  tích  cực,  tại  thời  điểm  31/12/2020  chỉ  chiếm  5,51%.  Tuy
                        nhiên,  khu  vực  này  còn  tiềm  ẩn  nhiều  rủi  ro  với  việc  kinh  doanh

                        không hiệu quả, đặc biệt chỉ số nợ của các doanh nghiệp nhà nước
                        thời  điểm  31/12/2020  là  7,35  lần,  cao  hơn  nhiều  so  với  bình  quân
                        chung của toàn bộ doanh nghiệp là 1,5 lần (trong khi chỉ số nợ khu
                        vực  doanh  nghiệp  ngoài  nhà  nước  là  1,41  lần  và  khu  vực  doanh
                        nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1,2 lần).

                             (6) Doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh cả về quy mô

                        và tốc độ trong mười năm (2011-2020) nhưng chủ yếu vẫn là doanh
                        nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Quy mô bình quân một doanh nghiệp về vốn,
                        lao động còn thấp; năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh mặc
                        dù được cải thiện nhưng còn chậm.

                             (7) Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển
                        nhanh trong mười năm (2011-2020), đóng góp đáng kể vào việc thu

                        hút lực lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực
                        nông thôn, nông nghiệp sang khu vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
                        Tuy  nhiên, doanh nghiệp khu vực này công nghệ còn lạc hậu, hoạt
                        động chủ yếu mang tính gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu nhập khẩu
                        từ nước ngoài (dệt, may mặc, da giầy, sản xuất đồ chơi), sử dụng lực

                        lượng lao động tay nghề không cao, giá trị gia tăng tạo ra cho nền kinh
                        tế còn thấp.

                             2. Kiến nghị và đề xuất

                             2.1. Đối với cơ quan nhà nước

                             Tỉnh Nam Định cần đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh,
                        nâng  cao  năng  lực  cạnh  tranh  của  địa  phương:  Hoàn  thiện  cơ  chế
                        chính sách; rà soát cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính; nghiêm túc
                        thực hiện công bố công khai, minh bạch, hướng dẫn cụ thể quy trình,
                        thủ tục thực hiện.

                             Xác  định  lợi  thế  và  tiềm  năng  của  địa  phương  để  định  hướng

                        phát triển doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bứt phá, bền vững.


                                                           63
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68