Page 24 - Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Tỉnh Nam Định
P. 24
giai đoạn này có thêm 35 DN đi vào hoạt động, một số DN đang hoạt
động mở rộng quy mô sản xuất tuyển thêm lao động. Mặt khác mức
lƣơng của khu vực này cao hơn nên có sự chuyển dịch lao động từ bộ
phận lao động nông nhàn, cơ sở SXKD cá thể và doanh nghiệp ngoài nhà
nƣớc sang làm việc.
Số lƣợng doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2019 đều tăng qua các
năm góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Giai đoạn
này thu hút thêm 34,7 nghìn lao động với tốc độ tăng bình quân
6,9%/năm. Bƣớc sang năm 2020, dịch Covid-19 làm số lƣợng lao động
trong doanh nghiệp giảm 2,6% so với năm 2019.
Theo khu vực kinh tế: Tại thời điểm 31/12/2020, khu vực công
nghiệp và xây dựng thu hút 158,1 nghìn lao động, chiếm 84,8% tổng số
lao động và tăng 25,1% (+31.672 lao động) so với thời điểm 31/12/2016,
trong đó tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với
141,9 nghìn lao động, tăng 37,7%. Lao động tăng do các doanh nghiệp
FDI đầu tƣ vào ngành sản xuất trang phục, sản xuất da và các sản phẩm
có liên quan, sản xuất đồ chơi.
Theo đơn vị hành chính: Thành phố Nam Định thu hút 77,6 nghìn
lao động, chiếm 41,7%; huyện Trực Ninh 22,4 nghìn lao động, chiếm
12%; huyện Vụ Bản 15,1 nghìn lao động, chiếm 8,1% tổng số lao động
doanh nghiệp toàn tỉnh. Giai đoạn 2016-2020, huyện Nghĩa Hƣng có tốc
độ tăng trƣởng lao động bình quân cao nhất đạt 23,5%/năm; thấp nhất gồm
thành phố Nam Định và 2 huyện Nam Trực, Xuân Trƣờng với cùng mức
tăng 0,1%/năm; huyện Mỹ Lộc có số lao động giảm bình quân 3,3%/năm.
Quy mô lao động bình quân của doanh nghiệp có xu hƣớng thu hẹp
qua các năm trong giai đoạn 2016-2020 ở các ngành kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp, trừ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Năm 2020
bình quân 1 DN có 32,2 lao động, thấp hơn 5,2 lao động so với năm
2016. Trong đó, khu vực nhà nƣớc 232,9 lao động, giảm 23,4 lao động;
khu vực ngoài nhà nƣớc 18,1 lao động, giảm 8,1 lao động; khu vực có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài 817 lao động, tăng 148,6 lao động so với năm 2016.
24