Page 24 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 24
Bảng 1: Tốc độ tăng GRDP bình quân mỗi năm
trong giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020
Đơn vị tính: %
Tổng Chia ra
số
Nông, lâm Công nghiệp và xây dựng Dịch Thuế sản
nghiệp và vụ phẩm trừ
thủy sản Toàn Trong đó: trợ cấp
ngành Công nghiệp sản phẩm
2011 - 2015 6,11 2,78 10,20 12,17 5,36 4,28
2016 - 2020 7,11 3,01 10,20 11,02 6,44 9,39
Quy mô kinh tế Nam Định ngày càng được mở rộng. Theo giá hiện hành,
GRDP năm 2020 đạt 76.959 tỷ đồng, gấp 3,17 lần năm 2010 và gấp 1,64 lần năm
2015. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 26.051 nghìn
đồng/người năm 2015 lên 43.227 nghìn đồng/người năm 2020 (tăng 17.176 nghìn
đồng), gấp 1,65 lần mức GRDP bình quân đầu người năm 2015.
Thu ngân sách trên địa bàn tăng trưởng khá; chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.
Tổng thu ngân sách 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 101.954 tỷ đồng, gấp 1,42 lần
so với giai đoạn 2011 - 2015, tăng bình quân 8,5%/năm. Tổng thu ngân sách năm
2020 đạt 23.254 tỷ đồng; trong đó, thu ngân sách nhà nước từ kinh tế đạt 5.997 tỷ
đồng (thu nội địa đạt 5.681 tỷ đồng, thu hải quan đạt 316 tỷ đồng). Chi ngân sách
địa phương 5 năm 2016 - 2020 đạt 99.021 tỷ đồng, gấp 1,41 lần so với giai đoạn
2011 - 2015, tốc độ tăng bình quân là 8,9%/năm. Đảm bảo chi kịp thời theo dự toán
và các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên
tai, dịch bệnh, nhiệm vụ chính trị đột xuất của các cấp, các ngành trên tinh thần tiết
kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư thực
hiện trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 đạt 156.011 tỷ đồng, bình quân giai đoạn
2016 - 2020 tăng 14,7%/năm. Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch đầu tư công
trung hạn của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, xác định các công trình, dự án cần tập
trung đầu tư để phát huy hiệu quả sử dụng, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực.
24 |NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng sông Hồng