Page 69 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 69

của cả nước; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế.
                 Tạo đột phá trong phát triển các vùng kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh

                 lần thứ XX.

                       Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho sản xuất
                 kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Cải cách thủ tục hành chính, thực hiện

                 chuyển  đổi  số  toàn  diện.  Thực  hiện  các  chính  sách  kinh  tế,  ưu  đãi  về  thuế,  tín
                 dụng... đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới và sử
                 dụng dây chuyền công nghệ cao, hiện đại.

                       Tranh thủ các ý kiến và sự hỗ trợ của các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ban,

                 ngành, Trung ương, các nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế về phương hướng phát
                 triển, tư vấn xây dựng quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; kêu gọi con em Nam Định

                 thành đạt ở tỉnh ngoài, nước ngoài về xây dựng quê hương để nâng vị thế Nam
                 Định trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

                       Kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm lực, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng
                 cao, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách. Phát triển hai cụm dịch vụ tổng hợp đa

                 chức năng quy mô lớn tại thành phố Nam Định và khu vực phía Nam của tỉnh.

                       2. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên khoa học
                 công nghệ, tri thức và sáng tạo

                       Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình
                 tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng

                 tạo. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát
                 triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các

                 thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
                 tư; phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá
                 trị gia tăng cao.

                       Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi

                 cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thực tế, gắn với thị trường và thích nghi biến
                 đổi  khí  hậu.  Tăng  cường  ứng  dụng  tiến  bộ  khoa  học  trong  việc  phát  triển  công
                 nghiệp phục vụ nông nghiệp. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc

                 biệt là doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, tự động hóa để  chuyển nhanh lao
                 động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ có năng suất, thu nhập cao hơn.


                 NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng
                 sông Hồng                                                                         |  69
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74