Sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tăng 2,28% so với tháng trước và tăng 14,49% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 14,71% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,83%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng 2,28% so với tháng trước và tăng 14,49% so với cùng kỳ năm 2023. So với tháng trước, ngành khai khoáng giảm 4,3%; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,37%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,13%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 2,53%.
Tốc độ tăng/giảm IIP 10 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước
Mười tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,71% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 14,83%, đóng góp 14,43 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,94%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 21,25%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 32,03%, làm giảm 0,12 điểm phần trăm.
Một số ngành công nghiệp cấp II trọng điểm của tỉnh có chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 25,89%; sản xuất trang phục tăng 18,50%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 17,88%; sản xuất kim loại tăng 16,25%. Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Sản xuất thiết bị điện giảm 14,70%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 10,95%.
Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP 10 tháng các năm 2020-2024 của một số ngành công nghiệp (%)
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
|
Sản xuất, chế biến thực phẩm |
-8,77 |
-10,42 |
5,27 |
11,32 |
19,23 |
Dệt |
2,02 |
17,77 |
13,27 |
8,14 |
3,53 |
Sản xuất trang phục |
8,46 |
25,61 |
19,77 |
9,67 |
18,50 |
Sản xuấ`t da và các sản phẩm có liên quan |
-30,12 |
15,27 |
25,28 |
41,53 |
25,89 |
Sản xuất kim loại |
10,57 |
-8,20 |
-0,53 |
88,48 |
16,25 |
Sản xuất thiết bị điện |
14,38 |
-4,77 |
18,62 |
14,15 |
-14,70 |
Sản xuất gường, tủ, bàn, ghế |
14,26 |
3,12 |
16,09 |
7,93 |
3,83 |
Ngành may mặc tập trung sản xuất mặt hàng thu đông phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Số lượng đơn hàng tăng khá, các doanh nghiệp liên tục tuyển dụng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Ngành da giày tiếp tục tăng khối lượng sản xuất phục vụ xuất khẩu. Dự kiến những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu các sản phẩm da giày ngày càng sôi động. Các doanh nghiệp FDI chủ lực thuộc ngành này: Công ty TNHH giày Amara Việt Nam, Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam, Công ty TNHH Viet Power, Công ty TNHH Yamani Dynasty.
Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mới tăng đầy tiềm năng từ Tập đoàn Quanta Computer Inc của Đài Loan (Trung Quốc). Cuối tháng 9/2024, chỉ sau 16 tháng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án, Tập đoàn đã chính thức xuất khẩu 02 lô máy tính xách tay đầu tiên từ nhà máy tại KCN Mỹ Thuận (thành phố Nam Định) để cung ứng cho bạn hàng là các Tập đoàn hàng đầu thế giới về máy tính xách tay. Dự kiến đến cuối năm 2024, Tập đoàn sẽ sử dụng khoảng 2.000 lao động, đến cuối năm 2025 khoảng 9.000 lao động. Đây là minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa tỉnh Nam Định và doanh nghiệp nước ngoài, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế song phương, góp phần nâng cao vị thế của địa phương trên thị trường ngành công nghiệp công nghệ cao.
Một số sản phẩm 10 tháng năm 2024 có khối lượng tăng so với cùng kỳ năm trước như: Cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép tăng 22,17%; bàn ghế bằng gỗ các loại tăng 19,40%; quần áo may sẵn tăng 18,29%; giày, dép tăng 17,63%; gạo xay xát tăng 12,96%; phụ tùng xe có động cơ tăng 9,22%; vải các loại tăng 8,40%. Ngược lại, một số sản phẩm có khối lượng giảm như: Muối biển giảm 24,16%; bia hơi giảm 14,95%; bao bì và túi bằng giấy giảm 1,16%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2024 ước tăng 1,95% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số này giảm 9,09% so với cùng kỳ năm trước; trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: sản xuất trang phục tăng 19,40%; sản xuất kim loại tăng 12,45%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 7,30%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 6,39%. Ngược lại, một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 13,35%; sản xuất đồ uống giảm 10,47%; dệt giảm 7,72%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 6,77%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/10/2024 tăng 46,79% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng thời điểm năm trước: sản xuất xe có động cơ giảm 83,73%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 67,83%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 61,01%; sản xuất trang phục giảm 9,41%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 3,26%. Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng: dệt tăng 48,18%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 32,13%; sản xuất thiết bị điện tăng 31,43%.
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng 0,30% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số này tăng 2,91% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, loại hình doanh nghiệp nhà nước giảm 12,50%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,12% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,24%.
Tác giả bài viết: Trần Ngọc Linh - Phòng Thống kê Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn