Page 18 - Kinh tế xã hội tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 18
1.2.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thực
chất hơn trong các ngành, lĩnh vực
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ
trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp và xây dựng. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
trong GRDP giảm từ 30,85% năm 2011 xuống 22,46% năm 2020;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 29,65% năm 2011 lên
39,48% năm 2020; khu vực dịch vụ giảm từ 36,38% năm 2011
xuống 34,93% năm 2020. Như vậy, trong mười năm 2011-2020, tỷ
trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 8,39 điểm phần
trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,83 điểm phần trăm;
khu vực dịch vụ giảm 1,45 điểm phần trăm. Theo xu hướng trên, 5
năm 2011-2015 chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn 5 năm 2016-
2020, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm tương
ứng của hai giai đoạn là 5,44 và 2,95 điểm phần trăm; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng tương ứng 5,48 và 4,35 điểm phần trăm.
a) Sản xuất nông nghiệp được cơ cấu lại gắn với phát triển
kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển tương đối
toàn diện, chuyển biến tích cực, nâng cao giá trị sản phẩm; khai thác
tốt hơn tiềm năng và lợi thế của tỉnh đồng bằng ven biển theo hướng
tăng tỷ trọng giá trị ngành thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm
nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng từ 15,33%
năm 2011 lên 30,27% năm 2020; ngành nông, lâm nghiệp giảm từ
84,67% năm 2011 xuống 69,73% năm 2020.
Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi
tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, hình thành các vùng chăn
nuôi xa khu dân cư giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; ứng
dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Tỷ trọng
18