Page 23 - Kinh tế xã hội tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 23
liên kết trong sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp xuất hiện
nhưng chưa nhiều; doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
còn hạn chế. Khu vực công nghiệp động lực phát triển của nền kinh
tế chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tham gia ở
các khâu, các công đoạn có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao
động. Các ngành dịch vụ chất lượng cao quy mô còn nhỏ; phát triển
du lịch, kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của
tỉnh, chưa tạo ra được sự đột phá.
Ba là, cơ cấu kinh tế tuy có thay đổi theo hướng tích cực nhưng
còn chậm. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong
GRDP vẫn còn cao; các ngành công nghiệp mang hàm lượng giá trị
công nghệ cao, giá trị tăng thêm lớn chưa nhiều; một số ngành dịch vụ
mang tính chất động lực của nền kinh tế như tài chính, tín dụng, viễn
thông, công nghệ thông tin còn chiếm tỷ trọng thấp.
Bốn là, thu, chi ngân sách Nhà nước tuy có tiến bộ nhưng vẫn
chưa tự cân đối được ngân sách. Thu ngân sách từ kinh tế địa
phương chưa có nguồn thu chủ lực, ổn định; mức huy động vào
ngân sách của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa cao.
Năm là, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo (có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật/nghề từ 3
tháng trở lên) còn thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, thiếu hụt lao
động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và
nhu cầu của thị trường lao động còn lớn.
II. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP VÀ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Mười năm 2011-2020, tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định tiếp
tục được cải thiện và đạt mức tăng khá 6,61%/năm. Trong đó, bình
quân 9 năm 2011-2019 tăng trưởng đạt 6,74%/năm; năm 2020, tăng
23