Page 22 - Kinh tế xã hội tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 22
quân trên 1 vạn dân tăng từ 23,5 giường năm 2011 lên 33,2 giường
năm 2020. Việc tăng cường và nâng cao chất lượng công tác y tế
những năm vừa qua đã giảm thiểu đáng kể tình trạng mắc và lây lan
dịch bệnh trong cộng đồng.
Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao phát triển
toàn diện. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 93% làng (thôn, xóm, tổ dân
phố) đạt danh hiệu văn hóa, 83% hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa, 80%
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa... Công tác nghiên
cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đạt kết quả tích
cực. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận là
di tích quốc gia, trong đó, di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh là Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
1.2.5. Một số hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội tỉnh Nam
Định trong mười năm 2011-2020 còn có những hạn chế sau:
Một là, kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong suốt
mười năm 2011-2020, song do xuất phát điểm thấp nên quy mô nền
kinh tế của tỉnh vẫn thuộc loại nhỏ so với các tỉnh trong khu vực.
Mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn và hiệu quả sử
dụng vốn chưa cao nên chất lượng tăng trưởng còn hạn chế. Năng
suất lao động của tỉnh Nam Định thấp so với các tỉnh trong vùng
Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Hai là, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh
tế còn thấp. Nông nghiệp và nông thôn có nhiều khởi sắc nhưng quy
mô sản xuất còn nhỏ và phân tán, chất lượng nông sản chưa cao; tỷ
lệ cơ giới hóa trong gieo trồng, thu hoạch, bảo quản chế biến còn
thấp; tích tụ ruộng đất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thiết
bị công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế. Các mô hình hợp tác,
22