Page 42 - Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Tỉnh Nam Định
P. 42

Các hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng trên địa bàn tỉnh diễn ra trong khuôn
                        khổ quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân.

                        Chức sắc, nhà tu hành, đồng bào tín đồ các tôn giáo ngày càng tin tƣởng
                        vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc; cùng với chính quyền, nhân dân
                        trong tỉnh xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần
                        xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

                             Khái quát lại, Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021 phản ánh
                        khá toàn diện sự phát triển của các đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp, hiệp
                        hội và cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh
                        Nam Định. Số lƣợng và lao động của các đơn vị điều tra tăng so với năm

                        2016. Khu vực doanh nghiệp tăng cao cả về số lƣợng đơn vị và lao động;
                        cơ sở SXKD cá thể tiếp tục phát triển; đơn vị sự nghiệp, hiệp hội giảm về
                        số lƣợng đơn vị và lao động; cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng phát triển ổn
                        định. Chất lƣợng nguồn lao động đƣợc cải thiện. Chuyển đổi số và ứng
                        dụng công nghệ thông tin đƣợc tăng cƣờng. Kết quả, hiệu quả hoạt động
                        sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội và
                        tôn giáo, tín ngƣỡng tăng lên. Sự phát triển của các cơ sở kinh tế, nhất là

                        doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy tăng trƣởng
                        kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.
                        Tuy vậy, quy mô doanh nghiệp phần lớn là nhỏ và siêu nhỏ, công nghệ
                        lạc hậu, chủ yếu gia công, lắp ráp, sử dụng lao động tay nghề không cao,
                        giá trị gia tăng thấp; cơ sở SXKD cá thể còn manh mún, nhỏ lẻ.

                             Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững và có bƣớc
                        đột phá trong thời gian tới thì sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ
                        Đảng, chính quyền các cấp có vai trò hết sức quan trọng nhằm huy động

                        tối  đa  về  tiềm  năng  của  các  ngành,  các  lĩnh  vực;  nhất  là  nguồn  vốn,
                        nguồn nhân lực trên địa bàn và các nguồn lực khác từ bên ngoài. Mặt
                        khác cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đối với khu vực hành
                        chính, sự nghiệp nhằm giảm bớt chi phí và tạo điều kiện thu hút các nhà
                        đầu tƣ lớn. Quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
                        cho ngƣời lao động đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại

                        hoá, tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.


                                                           42
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47