Hoạt động thương mại, dịch vụ 8 tháng năm 2023

Thứ hai - 04/09/2023 20:10
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 8 tháng năm 2023 tăng 14,0% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động thương mại dịch vụ tháng 8/2023 giảm 2,1% so với tháng trước do tháng Tám năm nay trùng với tháng Bảy âm lịch nên tâm lý người dân hạn chế mua sắm. Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14,0% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu 1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

                                                                                                                        Tỷ đồng

 

Ước tính

tháng 8

năm 2023

Ước tính

8 tháng

năm 2023

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 8

năm 2023

8 tháng

năm 2023

Tổng số

5.599

44.727

115,1

114,0

Bán lẻ hàng hóa

4.988

39.878

115,0

114,1

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

323

2.585

109,8

117,9

Du lịch lữ hành

1

11

120,7

146,7

Dịch vụ khác

287

2.253

124,4

108,7

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8/2023 ước đạt 5.599 tỷ đồng, giảm 2,1% so với tháng trước và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: bán lẻ hàng hóa 4.988 tỷ đồng, giảm 2,2%; lưu trú và ăn uống 323 tỷ đồng, giảm 0,8%; du lịch lữ hành 1 tỷ đồng, giảm 2,0%; dịch vụ khác 287 tỷ đồng, giảm 2,5% so với tháng trước.

Hình 1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

8 tháng các năm 2019-2023

Theo giá hiện hành, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 8 tháng năm 2023 có quy mô cao nhất trong giai đoạn 2019-2023 nhưng tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 8 tháng năm 2023 đạt 44.727 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với 8 tháng năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19 và tăng 14,0% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động:

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 39.878 tỷ đồng, chiếm 89,2% tổng mức và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó một số nhóm hàng có tốc độ tăng cao: lương thực, thực phẩm tăng 8,0%; hàng may mặc tăng 20,4%; đồ dùng dụng cụ và trang thiết bị gia đình tăng 13,6%; vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 21,4%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 22,7%; ô tô con (dưới 9 chỗ) tăng 27,3%; xăng, dầu các loại tăng 18,1%; hàng hóa khác tăng 25,8%. Ở chiều ngược lại một số nhóm hàng hóa giảm: Phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) giảm 1,0%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) giảm 4,2%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2.585 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành lưu trú 193 tỷ đồng và 543 nghìn lượt khách, giảm 2,5% doanh thu và 4,2% lượt khách; ngành ăn uống đạt 2.392 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành 11 tỷ đồng và 19 nghìn lượt khách, tăng 46,7% doanh thu và tăng 29,7% lượt khách so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác 2.253 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác quản lý thị trường: Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát, qua đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành kiểm tra, xử lý vi phạm ở các cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện niêm yết giá, kiểm định, ghi nhãn mác; buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại... Trong tháng 8/2023, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra 77 vụ, phát hiện và xử lý 42 vụ với 44 hành vi vi phạm, trong đó: vi phạm trong lĩnh vực giá đầu cơ găm hàng 20 hành vi, vi phạm trong kinh doanh 05 hành vi, vi phạm hàng cấm 01 hành vi, vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 01 hành vi, vi phạm về an toàn thực phẩm 01 hành vi và vi phạm khác 16 hành vi. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 274 triệu đồng.

Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Sang - Phòng Thống kê Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây