Page 28 - Kinh tế xã hội tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 28
2.3.2. Năng suất lao động theo khu vực kinh tế
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Những năm qua, sản
xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Nam Định phát triển khá và
đạt nhiều thành tựu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đây là khu vực có tốc độ tăng NSLĐ bình quân cao nhất với
8,6%/năm mười năm 2011-2020, cao hơn tốc độ tăng bình quân của
khu vực công nghiệp và xây dựng (4,8%/năm) và khu vực dịch vụ
(0,5%/năm), chủ yếu do lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản có xu hướng giảm mạnh (năm 2020 giảm khoảng 259,3 nghìn
lao động so với năm 2011). Sự giảm mạnh lao động khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản góp phần quan trọng vào thúc đẩy tốc độ
tăng năng suất lao động của khu vực này. Tuy nhiên, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản lại có NSLĐ ở mức rất thấp và thấp nhất
trong các khu vực kinh tế. Năm 2020, NSLĐ khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản theo giá hiện hành đạt 44,6 triệu đồng/lao động,
chỉ bằng 58,6% NSLĐ chung của tỉnh, bằng 51,5% NSLĐ của khu
vực công nghiệp và xây dựng, bằng 45,3% NSLĐ khu vực dịch vụ.
Vì vậy, mặc dù khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện chiếm
tới 38,3% lao động đang làm việc của tỉnh nhưng năm 2020 khu vực
này mới chỉ đóng góp 22,46% vào GRDP của tỉnh.
Khu vực công nghiệp và xây dựng: Đây là khu vực chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong GRDP tỉnh Nam Định nhưng NSLĐ của khu
vực này chưa thể hiện rõ vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng
nhanh. Năm 2020, NSLĐ của khu vực công nghiệp và xây dựng
theo giá hiện hành đạt 86,6 triệu đồng/lao động, gấp 1,1 lần NSLĐ
chung, tăng 44,9 triệu đồng/lao động so với năm 2011.
Tính theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ của khu vực công
nghiệp và xây dựng bình quân mười năm 2011-2020 tăng
4,8%/năm. Trong các ngành công nghiệp, NSLĐ ngành khai khoáng
(chủ yếu là sản xuất muối) năm 2020 theo giá hiện hành đạt 20 triệu
28