Page 33 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 33

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ diễn ra ở các khu vực kinh tế mà xu
                 hướng chuyển đổi trong nội bộ ngành cũng diễn ra tích cực trong những năm gần
                 đây. Trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp

                 thực tế, gắn với thị trường và thích nghi biến đổi khí hậu. Đối với khu vực công
                 nghiệp và xây dựng, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù
                 hợp hơn với nhu cầu thị trường. Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

                 trong  GRDP  có  xu  hướng  tăng  nhanh  trong  giai  đoạn  này;  năm  2020  chiếm
                 28,95%, tăng 3,92 điểm phần trăm so với năm 2016. Khu vực dịch vụ từng bước cơ
                 cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và
                 phát triển đa dạng các sản phẩm, nhất là sản phẩm có năng lực cạnh tranh, giá trị
                 gia tăng cao như: ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm.


                       3. Năng suất lao động
                       3.1. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế


                       Năng suất lao động (NSLĐ) tỉnh Nam Định thời gian qua tiếp tục cải thiện
                 đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm. Theo giá hiện hành năm 2020, NSLĐ
                 tỉnh Nam Định đạt 76,1 triệu đồng/lao động (tương đương 3.309 USD/lao động),
                 gấp 2,5 lần so với năm 2011 và 1,6 lần năm 2016.


                       Biểu đồ 1: Quy mô và tốc độ tăng NSLĐ cả nước và tỉnh Nam Định
                                                 giai đoạn 2011 - 2020
































                 NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng
                 sông Hồng                                                                         |  33
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38