Page 34 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 34

Tính theo giá so sánh, NSLĐ năm 2020 tăng 8,5% so với năm 2019; bình
                 quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 7,8%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân
                 6,0%/năm của giai đoạn 2011 - 2015. Cho thấy, NSLĐ ngày càng thể hiện rõ vai

                 trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nếu như trong giai đoạn 2011 - 2015, tăng
                 trưởng GRDP bình quân đạt 6,11%/năm với lao động tăng 0,1%/năm, NSLĐ tăng
                 6,0%/năm thì giai đoạn 2016 - 2020, lao động giảm 0,6%/năm, NSLĐ đạt tốc độ

                 tăng bình quân 7,8%/năm (cao hơn giai đoạn trước 1,8 điểm phần trăm) nên GRDP
                 tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 7,11%/năm.

                       Tốc độ tăng NSLĐ tỉnh Nam Định  giai đoạn 2011 - 2020 tăng nhanh, đều qua
                                                          2
                                                                      3
                 các năm và cao hơn của cả nước hầu hết các năm  (trừ năm 2015). Bình quân giai
                 đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng NSLĐ tỉnh Nam Định tăng 6,9%/năm, cao hơn so với

                 mức tăng bình quân của cả nước là 5,1%/năm. Tuy nhiên, NSLĐ của tỉnh hiện nay
                 vẫn còn ở mức thấp so với cả nước và khoảng cách tuyệt đối ngày càng có xu hướng
                 tăng lên. Nếu như chênh lệch NSLĐ Nam Định với NSLĐ cả nước năm 2011 chỉ
                 mức 24,9 triệu đồng/lao động thì đến năm 2020 chênh lệch này 41,8 triệu đồng/lao
                 động. Cho thấy kinh tế Nam Định cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm cải

                 thiện NSLĐ trong thời gian tới để có thể bắt kịp NSLĐ chung của cả nước.

                       3.2. Năng suất lao động theo khu vực kinh tế

                       Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Những năm qua, sản xuất nông, lâm
                 nghiệp và thủy sản của Nam Định đã có sự phát triển khá trên các lĩnh vực và đạt
                 nhiều thành tựu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là khu vực có

                 tốc độ tăng NSLĐ bình quân cao nhất với 10,4%/năm giai đoạn 2016 - 2020, cao
                 hơn tốc độ tăng bình quân của khu vực công nghiệp và xây dựng (4,8%/năm) và
                 khu vực dịch vụ (2,2%/năm), chủ yếu do lao động khu vực nông, lâm nghiệp và
                 thủy sản có xu hướng giảm mạnh (năm 2020 giảm khoảng 132,3 nghìn lao động
                 so với năm 2016). Sự giảm mạnh của số lượng lao động trong khu vực nông

                 nghiệp góp phần quan trọng vào thúc đẩy tốc độ tăng năng suất lao động của
                 khu vực này. Tuy nhiên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có NSLĐ




                 2    Tốc độ tăng NSLĐ Nam Định theo giá so sánh các năm trong giai đoạn 2011-2020 lần lượt là 5,8%;
                   6,3%; 5,8%; 6,3%; 5,9%; 6,9%; 6,4%; 8,7%; 8,4%; 8,5%.
                 3    Tốc độ tăng NSLĐ Việt Nam theo giá so sánh các năm trong giai đoạn 2011-2020 lần lượt là 3,2%; 2,9%;
                   3,8%; 4,9%; 6,5%; 5,7%; 6,1%; 5,9%; 6,3%; 5,4%.


                 34  |NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng sông Hồng
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39