Page 40 - Doanh nghiệp tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 40
nghiệp khu vực này thực hiện chủ trương cổ phần hóa và đổi mới, sắp
xếp trong những năm qua.
Theo quy mô doanh nghiệp: Bình quân mười năm (2011-2020),
mỗi năm khu vực doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ thu hút 8.704 lao
động, chiếm 5,78% tổng số lao động khu vực doanh nghiệp, tăng
6,71%/năm, bình quân 3 lao động/doanh nghiệp năm 2020, giảm 2 lao
động/doanh nghiệp so với năm 2011. Khu vực doanh nghiệp quy mô
nhỏ thu hút 33.322 lao động, chiếm 22,13%, giảm 0,58%/năm với số
lao động thu hút trên một doanh nghiệp giảm từ 27 lao động năm 2011
xuống còn 17 lao động năm 2020. Khu vực doanh nghiệp quy mô vừa
thu hút 17.387 lao động, chiếm 11,55%, tăng 0,08%/năm; thu hút 105
lao động/doanh nghiệp năm 2011 giảm mạnh còn 56 lao động/doanh
nghiệp năm 2020. Khu vực doanh nghiệp quy mô lớn tuy có số doanh
nghiệp ít nhất trong tổng số doanh nghiệp cả tỉnh (chiếm 3,39%)
nhưng thu hút số lượng lao động nhiều nhất với 91.162 lao động,
chiếm 60,54%, tăng 9,17%/năm; thu hút 538 lao động/doanh nghiệp
năm 2011 tăng nhanh lên 757 lao động/doanh nghiệp năm 2020.
Theo địa phương: Một số địa phương thu hút lao động lớn bình
quân mười năm (2011-2020), gồm: Thành phố Nam Định 74.557 lao
động, chiếm 49,51%; huyện Trực Ninh 12.765 lao động, chiếm
8,48%; huyện Ý Yên 10.939 lao động, chiếm 7,27%.
Trong mười năm (2011-2020), có 5/10 địa phương có chỉ số thu
hút lao động làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả
SXKD cao hơn bình quân chung của cả tỉnh (5,70%), trong đó: Cao
nhất là huyện Vụ Bản tăng 21,57%; huyện Trực Ninh tăng 16,38%;
huyện Nghĩa Hưng tăng 14,18%; huyện Nam Trực tăng 12,19%;
huyện Hải Hậu tăng 7,86%. Các địa phương có chỉ số thu hút lao động
làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD thấp
hơn mức tăng chung cả tỉnh, gồm: Huyện Giao Thủy tăng 2,02%;
thành phố Nam Định tăng 2,13%; huyện Xuân Trường tăng 2,17%;
huyện Mỹ Lộc tăng 2,56%; huyện Ý Yên tăng 4,50%.
40