Page 37 - Kinh tế xã hội tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 37
đồng/ha năm 2020. Theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp bình quân mười năm 2011-2020 tăng 1,7%/năm.
Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã giúp
sản xuất nông nghiệp luôn duy trì ở mức tăng trưởng khá. Việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chất lượng, hiệu quả, diện
tích lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng các cây trồng khác
hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tính chung mười năm 2011-2020, diện tích gieo trồng lúa bình
quân mỗi năm giảm 1.363 ha (giảm 0,89%/năm). Những năm qua,
nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, gieo cấy giống
lúa chất lượng cao thay thế giống lúa truyền thống nên năng suất lúa
đạt khá. Năng suất lúa năm 2020 đạt 60,75 tạ/ha, tăng 1,92 tạ/ha so
với năm 2011. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành trên 30 mô
hình mới trong liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa
theo chuỗi giá trị và các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo
mô hình “cánh đồng lớn” cho hiệu quả kinh tế cao. Một số mô hình
điểm liên kết chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả cao như: Mô hình
trồng dược liệu của Công ty Hoa Thiên Phú; mô hình lúa giống của
Công ty TNHH Cường Tân; mô hình lúa, gạo chất lượng cao của
Công ty Toản Xuân, Đình Mộc...
Ngành chăn nuôi có những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo
mô hình trang trại, gia trại, hình thành các vùng chăn nuôi xa khu
dân cư giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; ứng dụng công
nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi, tăng số lứa xuất
chuồng và khả năng phòng trừ, kiểm soát dịch bệnh, tăng hiệu quả
kinh tế. Mười năm 2011-2020, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng
bình quân 4,02%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi
chiếm trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng từ 39,91% năm 2011 lên 50,96% năm 2020. Đến năm
37