Page 42 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 42
Bảng 5: Sản lượng lương thực có hạt giai đoạn 2016 - 2020
Tổng số Trong đó: Lúa Bình quân đầu người
(Tấn) (Tấn) (Kg)
2016 943.789 923.922 527
2017 863.634 841.824 483
2018 911.107 891.174 511
2019 905.944 888.132 509
2020 899.840 883.160 505
Ngành chăn nuôi chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển
chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, hình thành các vùng chăn nuôi
xa thành phố, khu dân cư giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; ứng dụng công
nghệ khoa học kỹ thuật chăn nuôi, tăng số lứa xuất chuồng và khả năng phòng trừ
dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 158 trang trại
10
chăn nuôi, giảm 34 trang trại so với năm 2016 . Tỷ trọng giá trị sản xuất của chăn
nuôi tương đối ổn định, chiếm khoảng 30% trong tổng giá trị toàn ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản. Năm 2020 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 12.097 tỷ đồng,
chiếm 50,86% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, gấp 1,5 lần năm 2016. Bên cạnh
những kết quả đạt được, chăn nuôi vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức
do dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng, làm suy
giảm sức mua. Giai đoạn 2016 - 2020, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng
bình quân 0,5%/năm; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng giảm 0,6%/năm; sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 1,4%/năm; thịt gia cầm hơi giết, bán tăng 10,7%/năm.
10 Năm 2011 đến năm 2019 áp dụng quy định về tiêu chí kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-
BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ năm 2020 áp dụng quy định
về tiêu chí kinh tế trang trại theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
42 |NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng sông Hồng