Page 45 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 45
6. Công nghiệp và xây dựng
6.1. Sản xuất công nghiệp
Công nghiệp là một trong những lĩnh vực kinh tế được ưu tiên phát triển hàng
đầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định trong suốt nhiệm kỳ 2016 - 2020. Nhờ có
những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh
doanh; các khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng
phát triển trong những năm qua. Đến nay, toàn tỉnh có 4 khu công nghiệp (Hoà Xá,
Bảo Minh, Mỹ Trung, Rạng Đông) với tổng diện tích 1.110 ha, thu hút được 178
dự án đầu tư trong nước và 44 dự án đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho
trên 45.000 lao động. Có 24 cụm công nghiệp được thành lập; trong đó, có 19 cụm
công công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút 485 dự án đầu tư và tạo việc làm cho
20.260 lao động. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 35.655 cơ sở sản xuất công
nghiệp; trong đó: 1.836 doanh nghiệp, 33.819 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với
số lao động là 247,7 nghìn người, chiếm 24,50% số lao động đang làm việc trong
nền kinh tế. Trong giai đoạn 2016 - 2020, số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
12
bình quân tăng 11,68%/năm, số cơ sở cá thể giảm 0,32%/năm .
Sự phát triển của ngành công nghiệp đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Trong 5
năm qua, ngành công nghiệp luôn có mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GRDP
hàng năm . Bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 tăng 11,02%/năm (giai đoạn
13
2011 - 2015 tăng 12,17%/năm); đóng góp 2,9 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng
GRDP 7,11% giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp
trong GRDP cũng không ngừng tăng lên qua các năm với 26,09% năm 2016 tăng
lên 30,19% năm 2020.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp đã
tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỷ trọng lao động trong các
ngành công nghiệp có xu hướng tăng, năm 2016 lao động ngành công nghiệp
chiếm 19,81% lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng lên 24,50% năm
2020. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo có đóng góp quan trọng trong giải
12 Giảm chủ yếu ở ngành khai khoáng, trong giai đoạn 2016-2020 ngành khai khoáng giảm 2.290 cơ sở.
13 Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: Năm 2016 tăng 8,21%;
năm 2017 tăng 9,88%; năm 2018 tăng 14,65%; năm 2019 tăng 14,82%; năm 2020 tăng 7,77%.
NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng
sông Hồng | 45