Page 58 - Kinh tế xã hội tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 58
được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật; trong đó, khu vực nông thôn tỷ
lệ lao động chưa được đào tạo chiếm tới 84,2%. Như vậy, đội ngũ
lao động trên địa bàn tỉnh phần lớn chưa được trang bị chuyên môn,
kỹ thuật. Điều này đặt ra thách thức lớn cho những cố gắng nhằm
nâng cao chất lượng nguồn lực, tăng năng suất lao động và tạo động
lực phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo.
4.2. Giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc, quy
mô phù hợp, đáp ứng yêu cầu người học. Hệ thống cơ sở vật chất,
trang thiết bị trường học được quan tâm. Hoàn thành và nâng cao
chất lượng phổ cập giáo dục, giữ vững thành tích 25 năm liên tục
nằm trong tốp dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục.
Năm học 2020-2021 toàn tỉnh có 231 trường mầm non; 509
trường phổ thông, bao gồm: 226 trường tiểu học, 226 trường trung
học cơ sở, 57 trường trung học phổ thông.
Tại thời điểm đầu năm học 2020-2021, số giáo viên mầm non là
6.699 người, tăng 2,6% so với năm học 2011-2012; số giáo viên phổ
thông là 15.897 người, giảm 3,4% so với năm học 2011-2012, bao
gồm: 6.894 giáo viên tiểu học, tăng 8,8%; 6.017 giáo viên trung học
cơ sở, giảm 12,2% và 2.986 giáo viên trung học phổ thông, giảm
8,5%. Hầu hết các giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên
chuẩn với 96,96% giáo viên mầm non, 99,59% giáo viên tiểu học,
99,62% giáo viên trung học cơ sở, 99,36% giáo viên trung học phổ
thông đạt chuẩn.
Năm học 2020-2021, trên địa bàn tỉnh có 101,9 nghìn trẻ em đi
học mầm non, 332,5 nghìn học sinh phổ thông. Trong những năm
gần đây, số lượng học sinh lưu ban và bỏ học giảm dần. Tỷ lệ học
sinh bỏ học cấp trung học phổ thông giảm từ 0,25% năm học
2011-2012 xuống còn 0,23% năm học 2019-2020. Số học sinh bình
quân một lớp học mẫu giáo là 28 học sinh/lớp; cấp tiểu học 34 học
58