Page 55 - Kinh tế xã hội tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 55

trên mức sinh thay thế (trừ 3 năm 2011, 2012 và 2014), khẳng định
           trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách chăm
           sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình kết hợp với việc đầu tư

           xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chương trình dân số và phát
           triển, chiến dịch chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe
           sinh sản ở khu vực nông thôn.

                Năm  2020,  TFR  của  khu  vực  thành  thị  là  2,50  con/phụ  nữ,
           thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,80 con/phụ nữ). Trong mười

           năm 2011- 2020, TFR khu vực thành thị có năm bằng hoặc thấp hơn
           mức sinh thay thế trong khi TFR khu vực nông thôn đều cao hơn
           mức sinh thay thế (trừ năm 2012). Sự khác biệt về TFR giữa khu

           vực thành thị và nông thôn do các cặp vợ chồng ở thành thị được
           tiếp cận với các nguồn thông tin dễ dàng hơn, nhận thức tốt hơn về
           lợi ích của gia đình ít con mang lại so với các cặp vợ chồng ở nông
           thôn và việc dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế
           hoạch hóa gia đình cũng giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài

           ý muốn.

                Tỷ suất sinh thô (CBR) thường được sử dụng để tính tỷ suất
           tăng tự nhiên của dân số, là chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu để tính
           tỷ lệ gia tăng dân số hơn là để đánh giá sự thay đổi mức sinh như
           TFR, vì nó không chỉ chịu tác động bởi mức sinh mà còn bởi cơ

           cấu tuổi và giới tính của dân số. Năm 2011, CBR của tỉnh Nam
           Định là 15,6 trẻ sinh sống/1000 dân thì đến năm 2020 là 14,6 trẻ
           sinh sống/1000 dân.

                4.1.2. Lao động, việc làm

                Từ năm 2011 đến năm 2019, tình hình lao động, việc làm trên
           địa bàn tỉnh Nam Định có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp,

           thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của người
           lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng. Nhưng đến cuối
           tháng  01/2020,  dịch  Covid-19  xuất  hiện  đã  gây  tác  động  lớn  đến



                                                                                55
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60