Page 56 - Kinh tế xã hội tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 56

tình hình sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và việc
           làm của người lao động cả nước nói chung và tỉnh Nam Định nói
           riêng, khiến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên. Tỷ lệ

           lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ vẫn ở mức thấp. Tỷ lệ
           thất nghiệp tăng lên 1,68%, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong
           độ tuổi tăng 1,70% so với năm 2019.

                a) Lực lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

                Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn

           tỉnh  là  1.025,2  nghìn  người  (tương  đương  57,6%  dân  số)  giảm
           khoảng  27  nghìn  người  so  với  năm  trước  do  tác  động  của  dịch
           Covid-19 nhiều lao động bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ
           luân phiên, giảm giờ làm; so với năm 2011 giảm 3,5% (-37,4 nghìn
           người). Bình quân mười năm 2011-2020, lực lượng lao động giảm

           0,3%/năm. Trong tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có
           98,6% là lao động đang làm việc. Sau 10 năm, lao động từ 15 tuổi
           trở lên đang làm việc trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 27 nghìn người.

                Xét theo cơ cấu lực lượng lao động, năm 2020 tỷ lệ lao động
           nữ tham gia vào lực lượng lao động cao hơn nam với 52,2%. Tuy

           nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và cho thấy lao động nữ
           chiếm một lượng đông đảo. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo
           khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch lớn mặc dù
           trong những năm gần đây tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực thành

           thị có tăng lên đáng kể nhưng nhìn chung lực lượng lao động chủ
           yếu vẫn tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm 82,7%.

                Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có sự dịch chuyển
           theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy
           sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ.

           Năm 2020, tỷ trọng lao động đang làm việc trong các khu vực kinh
           tế lần lượt là: 38,3%; 34,7% và 27,0%. Như  vậy, sau 10 năm  tỷ
           trọng  lao  động  khu  vực  nông,  lâm  nghiệp  và  thủy  sản  giảm



           56
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61