Page 13 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 13

chùa  Trầm,  chùa  Đa  Sĩ,  chùa  Đại  Bi,  chùa  Thầy,  chùa  Trăm  Gian,  chùa  Tây
                 Phương, chùa Phổ Minh, chùa Keo, chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc… Các chùa ở
                 đây được xây dựng trong sự hòa hợp với môi trường tự nhiên, sơn thủy hữu tình,

                 đáp ứng với quan niệm về thế giới quan và thẩm mĩ truyền thống của nhân dân.
                 Phật giáo đã đi vào đời sống của người dân địa phương, hầu như làng nào cũng có
                 chùa và những sinh hoạt lễ hội xung quanh ngôi chùa. Tiếp theo là  Công giáo

                 cũng là một đạo giáo chủ yếu trong vùng.
                       Nam Định có 2 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận là Công giáo, Phật

                 giáo. Đạo Công giáo có 356,2 nghìn giáo dân, chiếm 20,0% dân số với hơn 600
                 nhà thờ lớn nhỏ khác nhau, trong đó, nổi tiếng có nhà thờ Bùi Chu, Hưng Nghĩa,
                 nhà thờ lớn Nam Định, Thủy Nhai, thánh đường Phú Nhai, đền thánh Kiên Lao.

                 Đạo  Phật  có  trên  34,6  nghìn  tín  đồ,  chiếm  1,9%  dân  số  toàn  tỉnh.  Chỉ  có  434
                 người theo tôn giáo khác: đạo Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo...
                 Các tôn giáo hoạt động ổn định, đúng quy định của pháp luật.

                       Nam Định là nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nền văn minh
                 lúa nước với ẩm thực đặc trưng, các làng nghề, đình, chùa, thánh đường. Đây cũng

                 là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử như: quần thể di tích nhà
                 Trần, Phủ Giầy, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư
                 Trường Chinh, cùng với nhiều lễ hội dân gian đặc sắc và hàng trăm làng nghề.
                 Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có khu du lịch sinh thái vùng ngập mặn Cồn Lu, Cồn
                 Ngạn, kết hợp với các khu du lịch biển Quất Lâm và Thịnh Long tạo thành khu du

                 lịch tổng hợp cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng.

                       Toàn tỉnh hiện có trên 80 làng nghề, trong đó, nhiều làng nghề có lịch sử hàng
                 trăm năm, được giữ gìn qua nhiều thế hệ như: làng rèn Vân Chàng; làng hoa cây
                 cảnh Vị Khê; đan tre ở Thạch Cầu, Trung Lao; nhuộm vải, làm hoa giấy ở Báo
                 Đáp; luyện đồng, chạm vàng bạc huyện Nam Trực; làng nghề ươm tơ, dệt lụa Cự

                 Trữ, Cổ Chất, Dịch Diệp huyện Trực Ninh; khâu nón Nghĩa Châu, dệt chiếu Nghĩa
                 Trung, Nghĩa Sơn; đan vó cá Hoàng Nam huyện Nghĩa Hưng. Huyện Vụ Bản -
                 vùng đất “địa linh nhân kiệt” giàu có về làng nghề: rèn Quang Trung; sơn mài, sơn
                 then làng Hổ Sơn; chạm đá Thái La. Huyện Ý Yên từ lâu đã được xem là đất nghề:

                 chạm khắc gỗ La Xuyên; đúc đồng Tống Xá, Vạn Điểm; sơn mài Cát Đằng, mây
                 tre đan Yên Tiến… Tất cả những làng nghề đó đã tạo nên bức tranh đa sắc trong
                 nền kinh tế địa phương.



                 NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng
                 sông Hồng                                                                         |  13
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18