Page 16 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 16
3. Lợi thế về tiềm năng kinh tế
Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của
đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, có nền sản xuất công nghiệp phát triển tương đối
sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt may
hàng đầu của cả nước. Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 76.959
tỷ đồng, chiếm 3,3% GRDP của vùng Đồng bằng sông Hồng. Cơ cấu kinh tế ngành
có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ
trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Ngành công nghiệp
Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp hàng đầu của cả
nước, nhất là về cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm…
Đến nay trên địa bàn vùng đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp có ý
nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng như các khu công nghiệp
ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam... Tuy vậy, trình
độ phát triển công nghiệp của vùng còn thấp so với trình độ phát triển công nghiệp
của các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Nam Định có 9 KCN được quy hoạch phát triển, trong đó, có 4 KCN đã đi
vào hoạt động gồm Hòa Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh, Rạng Đông và 24 CCN đã
thành lập, trong đó, có 19 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 334,71 ha;
thu hút trên 65.000 lao động.
Ngoài ra, Nam Ðịnh cũng là một trong những địa phương với nhiều làng
nghề truyền thống, có sản phẩm đa dạng và tinh xảo, được người tiêu dùng ưa
chuộng. Trong đó, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, giải quyết được
nhiều việc làm cho người lao động và tạo thu nhập trong khu vực nông thôn. Đến
nay, toàn tỉnh có trên 80 làng nghề, trong đó, có nhiều làng nghề có các hoạt động
công nghiệp như làng nghề sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá,…
Trong thời gian qua, ngành công nghiệp góp phần đáng kể vào quá trình
phát triển kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng ngành công nghiệp năm 2020 chiếm 30,2%
trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh, bằng 3,2% tổng sản phẩm khu vực công
nghiệp của vùng. Sản xuất công nghiệp đa dạng về ngành nghề, phong phú về sản
phẩm, trong đó, có ngành dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện, điện tử vẫn là
những ngành mũi nhọn có tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp. Trình độ phát
16 |NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng sông Hồng