Page 17 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 17

triển công nghiệp của tỉnh còn thấp so với trình độ phát triển công nghiệp của
                 vùng Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt so với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Đồng

                 bằng sông Cửu Long.

                       Ngành nông nghiệp

                       Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa của Việt Nam, có nhiệm vụ hỗ
                 trợ lương thực cho các tỉnh phía Bắc và một phần dành cho xuất khẩu. Diện tích đất

                 sử dụng trong nông nghiệp chiếm tới 37,2% diện tích đất tự nhiên của toàn vùng.

                       Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp tỉnh Nam Định chiếm 53,8% diện
                 tích đất tự nhiên và có xu hướng giảm dần do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng
                 mới, mở rộng các KCN, CCN và các khu dân cư tập trung. Sản phẩm trồng trọt chủ

                 yếu là lúa nước, còn lại là hoa màu lương thực như ngô, khoai, sắn, dưa chuột, rau
                 các loại... Ngoài ra, trong tỉnh còn phát triển các cây công nghiệp khác như lạc, đậu
                 tương có thể trồng xen canh, gối vụ.


                       Về chăn nuôi, phát triển đàn lợn gắn liền với sản xuất lương thực trong vùng.
                 Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng gia trại, trang trại quy mô lớn, công nghệ.
                 Hiện nay, toàn tỉnh có 158 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và
                 Phát triển nông thôn. Năm 2020, đàn lợn có 640 nghìn con, chiếm 12,7% đàn lợn

                 cả vùng; đàn gia cầm có 8.925 nghìn con, chiếm 6,8% đàn gia cầm cả vùng; đàn
                 trâu, bò 36,1 nghìn con.

                       Với bờ biển có chiều dài 72 km và vùng ngập mặn ven biển có diện tích trên
                 20.000 ha là lợi thế để tỉnh Nam Định phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản

                 phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các hình thức nuôi trồng thủy
                 sản tập trung, bán tập trung, bán thâm canh khá phổ biến; đặc biệt, đã hình thành

                 một số mô hình liên kết chuỗi sản xuất như nuôi cá bống bớp ở huyện Nghĩa Hưng,
                 sản xuất và chế biến ngao ở huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng đem lại hiệu quả kinh
                 tế cao và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp của tỉnh.

                       Ngành dịch vụ

                       Là trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước, Đồng bằng sông Hồng đảm

                 nhận chức năng phân phối hàng hóa trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và một phần
                 cho các tỉnh ven biển miền Trung. Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm dịch vụ
                 lớn cho cả nước, năm 2020 có tỷ trọng dịch vụ trong GRDP của vùng đạt 43,4%.


                 NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng
                 sông Hồng                                                                         |  17
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22