Page 14 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 14

III. LỢI THẾ

                       1. Lợi thế về vị trí địa lý

                       Đồng bằng sông Hồng là vùng châu thổ màu mỡ, giữ vị trí trung tâm kinh tế,
                 khoa học, kỹ thuật và văn hóa của cả nước. Sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng là
                 cửa ngõ mở ra khu vực và thế giới.


                       Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong vùng
                 ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hành
                 lang Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh có đường biển và hệ thống sông
                 ngòi thuận lợi nên có nhiều điều kiện tham gia vào sự phân công, hợp tác để hoà
                 nhập quá trình phát triển chung của vùng và cả nước.


                       Là một trung tâm kinh tế của vùng, tập trung nhiều đầu mối giao thông quan
                 trọng về đường sắt, đường bộ và đường thủy, từ đây có thể tỏa đi các địa phương
                 trong nước một cách thuận lợi. Nam Định là tỉnh có ngành công nghiệp phát triển
                 sớm so với các tỉnh trong cả nước, từ thời Pháp thuộc, hàng loạt các nhà máy đã ra
                 đời như nhà máy dệt, máy tơ, máy chai, máy rượu, máy giấy, máy in, máy nước, máy

                 điện... nhưng tiêu biểu nhất là nhà máy dệt Nam Định, được xây dựng từ năm 1889.

                       2. Lợi thế về tài nguyên

                       Tỉnh Nam Định được thiên nhiên ưu ái, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
                 dạng và phong phú:

                       Tài nguyên khoáng sản: Đáng kể nhất là đất sét làm gạch ngói với trữ lượng
                 toàn tỉnh khoảng 25 - 30 triệu tấn; sét làm gốm sứ có trữ lượng không nhiều, chất
                 lượng khá; Fenspat có ở núi Phương Nhi, núi Gôi được khai thác làm phụ gia sản

                 xuất gốm sứ; than nâu ở huyện Giao Thủy, được phát hiện dưới dạng mỏ nhỏ, nằm
                 sâu dưới lòng đất; nước khoáng tại núi Gôi (Vụ Bản), Hải Sơn (Hải Hậu) có chất
                 lượng khá… Ngoài ra, tỉnh còn có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn tiềm ẩn ở vùng
                 biển Bắc Bộ. Nhìn chung khoáng sản của tỉnh không nhiều chủng loại, có trữ lượng

                 vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu
                 từ bên ngoài.

                       Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên 1.668,8 km², chiếm 7,9% diện
                 tích của cả vùng. Đất tự nhiên hàng năm được tăng thêm do bồi lắng ven biển. Về
                 thổ nhưỡng được chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đất cổ ở phía Bắc gồm các huyện

                 Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định; vùng đất trẻ ở phía Nam gồm


                 14  |NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng sông Hồng
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19