Page 15 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 15

các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa  Hưng và Giao
                 Thủy. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ  (Fluvisols) chiếm
                 81,88% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất mặn chiếm 14,19%, các loại đất

                 khác có đất cát, đất phèn, đất có sản phẩm Feralitic... chiếm diện tích nhỏ. Đất đai
                 của tỉnh rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp
                 ngắn ngày.

                       Về quỹ đất đang sử dụng, có 160.927 ha, chiếm 97% diện tích đất tự nhiên
                 (vùng Đồng bằng sông Hồng 88%, cả nước 69%), trong đó, đất nông nghiệp có

                 113.433 ha bằng 68,7% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 47.494 ha bằng
                 28,0% diện tích tự nhiên. Tất cả các huyện trong tỉnh có diện tích đất đang sử dụng
                 đạt trên 90% so với diện tích tự nhiên. Trong đó, có 8 huyện đạt trên 99%, 2 huyện

                 còn lại Giao Thủy đạt 95% và Nghĩa Hưng đạt 94%. Đất chưa sử dụng hầu hết là
                 đất bằng (chiếm 97%) chủ yếu thuộc 3 huyện ven biển, phần nhỏ còn lại là đất đồi
                 núi, núi đá thuộc các huyện Ý Yên, Vụ Bản.

                       Là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ, người dân Nam Định
                 có truyền thống giỏi trồng lúa từ lâu đời, dẫn đầu cả nước về chuyển đổi cơ cấu

                 giống lúa và mùa vụ. Các huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Ý Yên, Giao Thủy, lúa
                 xuân muộn chiếm tới 97% diện tích, chủ yếu gieo trồng các giống lúa chất lượng cao
                 góp phần nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, thu nhập của người nông dân.

                       Tài nguyên biển và rừng: Nam Định là một trong bốn tỉnh ven biển của vùng
                 Đồng bằng sông Hồng, là tỉnh có tiềm năng thủy sản lớn trên cả 3 vùng nước mặn,
                 lợ, ngọt. Vùng biển ven bờ có nhiều bãi cá lớn với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế

                 cao như tôm rảo, tôm vàng, cua... Nguồn lợi thủy sản vùng biển Nam Định có thời
                 gian  sản xuất  quanh năm nhưng không  thuận lợi như các vùng  biển khác  của  cả
                 nước,  thường  bị  gián  đoạn  bởi  các  cơn  bão,  gió  mùa  Đông  Bắc  mạnh,  mỗi  năm
                 thường khai thác được từ 180-240 ngày trên biển.

                       Toàn tỉnh có 3.062,8 ha đất lâm nghiệp, chỉ chiếm 1,8% diện tích tự nhiên của

                 tỉnh. Rừng của Nam Định chủ yếu là rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi
                 lao, bần. Về hệ sinh thái của Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới với
                 hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm 40% loài thực vật, động vật của
                 cả nước. Nam Định có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy (Vườn

                 Quốc gia Xuân Thủy) được thế giới công nhận là khu bảo vệ theo công ước quốc tế
                 Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á.


                 NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng
                 sông Hồng                                                                         |  15
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20