Page 50 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 50
bán hàng tập trung phát triển các loại hình hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ như
siêu thị, cửa hàng với hình thức bán hàng hiện đại, tiện ích, giá cả hàng hóa ổn
định, chất lượng đảm bảo, thu hút nhiều tầng lớp người tiêu dùng. Năm 2020 trên
địa bàn có 18 siêu thị, 200 chợ dân sinh, 2.143 doanh nghiệp, 8 hợp tác xã và
46.000 cơ sở cá thể với gần 88 nghìn lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại
giữ vai trò quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 5 năm qua
liên tục tăng cao. Năm 2020 đạt 47.088 tỷ đồng, gấp 1,46 lần so với năm 2016.
Tính chung 5 năm 2016 - 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng theo giá hiện hành đạt 200.122 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 10,46%,
bao gồm: Bán lẻ hàng hóa đạt 175.585 tỷ đồng, chiếm 87,74% tổng mức và bình
quân năm tăng 10,82%; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 13.743 tỷ đồng, chiếm 6,87%
và tăng 3,31%; dịch vụ và du lịch đạt 10.794 tỷ đồng, chiếm 5,40% và tăng
14,73%.
Bảng 9: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
giai đoạn 2016 - 2020
Tỷ trọng chiếm trong tổng số (%)
Tổng số
(Tỷ đồng) Bán lẻ Dịch vụ lưu trú, Du lịch
ăn uống và dịch vụ khác
2016 32.213 87,97 7,72 4,31
2017 36.088 87,91 7,26 4,83
2018 39.999 87,02 7,01 5,97
2019 44.734 87,40 6,70 5,90
2020 47.088 88,38 6,02 5,60
7.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Trong 5 năm qua, xuất, nhập khẩu hàng hóa của Nam Định đạt được những
kết quả tích cực với kim ngạch hai chiều tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất, nhập
hàng hóa giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13.132 triệu USD; trong đó, xuất khẩu đạt
50 |NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng sông Hồng