Page 18 - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể giai đoạn 2011-2020 tỉnh Nam Định
P. 18
Xét về hiệu quả hoạt động, tỷ lệ doanh thu trên vốn sau 10 năm tăng lên đạt 2,42 triệu đồng
năm 2020, tăng 27,56% so với năm 2011. Phân theo ngành kinh tế; ngành vận tải, kho bãi tăng
cao nhất 98,52%, ngành thương mại tăng 30,42%, ngành dịch vụ khác tăng 56,91%; trong khi
đó ngành công nghiệp giảm 4,21%. Ngành thương mại có hiệu quả cao nhất đạt 2,80 triệu đồng,
ngành công nghiệp 2,43 triệu đồng, ngành dịch vụ khác 1,85 triệu đồng; thấp nhất là ngành vận
tải, kho bãi 0,84 triệu đồng.
5. Đánh giá chung
5.1 Kết quả đạt được
Cơ sở SXKD cá thể phát triển đa dạng, phong phú ở tất cả các ngành, phân bố rộng khắp
trên địa bàn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Số lượng cơ sở, lao động, doanh thu, nộp
thuế cho nhà nước đều tăng qua các năm.
Huy động nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư đầu tư cho phát triển kinh tế, tạo việc làm, xóa đói
giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm bớt sự cách biệt về
kinh tế - xã hội giữa thành thị và nông thôn, các khu vực trong tỉnh.
Hoạt động của cơ sở SXKD cá thể trong các làng nghề góp phần quan trọng vào việc bảo
tồn, phát triển ngành nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.
5.2 Một số tồn tại, hạn chế
Số lượng cơ sở, lao động của cơ sở SXKD cá thể có xu hướng tăng chậm lại nên chưa tạo
được nhiều việc làm mới cho xã hội.
Sản xuất kinh doanh của cơ sở cá thể mang tính tự phát, manh mún. Quy mô, lao động, vốn,
tài sản còn nhỏ nên năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao.
Việc ứng dụng công nghệ của khu vực này còn chậm. Chưa có giải pháp đột phá làm thay đổi
phương thức sản xuất kinh doanh. Trình độ, chất lượng lao động còn thấp, lao động chưa qua đào
tạo chiếm tỷ lệ cao, mức độ cải thiện tỷ lệ này còn chậm. Chủ cơ sở chưa được quan tâm đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn, chủ yếu hoạt động dựa vào kinh nghiệm thực tế.
Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể còn gặp khó khăn về vốn, mặt bằng, kinh nghiệm; thiếu
tính liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh.
6. Đề xuất, kiến nghị
Để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy tiềm năng của khu vực cá thể, đóng
góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi cần có những biện pháp tháo gỡ khó
khăn cho khu vực này.
Thứ nhất, Nhà nước cần có cơ chế và chính sách cụ thể hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể.
Thứ hai, cần có chính sách ưu đãi, thông thoáng hơn về vốn, mặt bằng để khuyến khích khu
vực cá thể đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất, nhất là việc duy trì bảo tồn và phát triển các
18