Page 19 - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể giai đoạn 2011-2020 tỉnh Nam Định
P. 19
làng nghề truyền thống. Các chính sách vay vốn cần phù hợp với ngành nghề kinh doanh, linh
hoạt về thời gian vay và tài sản thế chấp. Có như vậy cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể mới có cơ
hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học công nghệ, nâng
cao hiệu quả hoạt động.
Thứ ba, cần có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với nhau thành các hội
nghề nghiệp, hay các Hợp tác xã nghề nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh, hợp tác trong sản xuất
kinh doanh.
Thứ tư, chủ cơ sở cần thay đổi quan niệm và nhận thức truyền thống, nhanh chóng tiếp cận
và nâng cao trình độ quản lý nói chung và quản trị tài chính nói riêng, mạnh dạn trau dồi và trang
bị các công cụ quản lý, công nghệ mới chuyên nghiệp hơn giúp ra các quyết định đầu tư tốt hơn,
sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh rõ ràng, chiến
lược tiếp thị mở rộng thị trường, chủ động tiếp cận với các mô hình quản lý tài chính tiên tiến.
Thứ năm, Nhà nước cần tạo điều kiện để các cơ sở cá thể có mặt bằng để ổn định sản xuất,
nhất là các ngành nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ hay các làng nghề truyền thống cần quy hoạch
theo vùng xa khu dân cư để tránh ô nhiễm môi trường.
Có thể khẳng định, cơ sở SXKD cá thể của tỉnh Nam Định trong những năm qua đã có sự
phát triển nhanh về số lượng, lớn mạnh về quy mô và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, tạo sự ổn định về trật tự an ninh xã hội. Song để mô
hình kinh tế này phát triển một cách bền vững và hiệu quả, tỉnh Nam Định cần thực hiện quyết liệt
hơn nữa các chính sách, giải pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở SXKD cá thể phát
triển và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần sớm đưa Nam Định
trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra.
19