Page 13 - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể giai đoạn 2011-2020 tỉnh Nam Định
P. 13

Đặc điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là sự phát triển tự phát, manh mún, nhỏ lẻ.
          Hầu hết các cơ sở đều có quy mô nhỏ. Bình quân một cơ sở cá thể có 1,96 lao động năm 2011

          tăng lên 2 lao động năm 2020 (vùng Đồng bằng sông Hồng 1,7 lao động/cơ sở). Phân theo ngành
          kinh tế: Năm 2020, lao động bình quân một cơ sở ngành công nghiệp là 2,23 người; ngành xây
          dựng 7,07 người; ngành thương mại 1,61 người; ngành vận tải, kho bãi 1,45 người; ngành dịch vụ
          1,69 người.
               Phân theo huyện, thành phố: Năm 2020, huyện Hải Hậu có quy mô lao động bình quân một

          cơ sở cao nhất 2,46 lao động; tiếp đến là huyện Mỹ Lộc, Xuân Trường và Ý Yên với mức 2,07 lao
          động/cơ sở; thấp nhất là thành phố Nam Định 1,69 lao động/cơ sở.
               Số lao động nữ làm việc trong cơ sở SXKD cá thể năm 2020 có 90.694 người, chiếm 44,1%

          tổng số lao động nhưng phân bố không đồng đều giữa các ngành. Lao động nữ làm việc trong
          ngành giáo dục và đào tạo có tỷ lệ cao nhất, chiếm 76,41% tổng số lao động của ngành, điều này
          phản ánh thực tế cơ sở giáo dục mầm non có lực lượng lao động chủ yếu là nữ. Ngành lưu trú, ăn
          uống có tỷ lệ lao động nữ cao, chiếm 56,61% tổng số lao động. Ngành thương mại chiếm 54,41%,
          mặc dù có tỷ lệ nữ cao nhưng phân bố không đồng đều giữa các hoạt động; đối với hoạt động bán

          buôn, bán lẻ thì tỷ lệ lao động nữ rất cao và ngược lại đối với cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy thì tỷ lệ
          nữ rất thấp. Một số ngành có tỷ lệ lao động nữ thấp như ngành vận tải, kho bãi chiếm 10,15%, vì
          lao động nữ thường không phải là lao động chính trong ngành vận tải mà hoạt động chỉ mang tính

          chất phụ giúp việc cho lao động chính. Lao động nữ trong ngành xây dựng chiếm 22,38%, chủ yếu
          là lao động giản đơn, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
               Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017, trình độ chuyên môn của lao động trong các
          cơ sở SXKD cá thể chủ yếu là lao động phổ thông hoặc có trình độ thấp. Đối với cơ sở có địa điểm
          hoạt động ổn định, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 49,14%, điều này ảnh hưởng không nhỏ

          đến sự phát triển của các cơ sở. Lao động có trình độ sơ cấp chiếm 6,08%, trung cấp 5,76%, cao
          đẳng 1,55%. Tỷ lệ lao động có trình độ từ đại học trở lên tuy được cải thiện nhưng tỷ lệ còn thấp,
          chiếm 0,91%. Lao động có trình độ từ đại học trở lên được phân bố chủ yếu ở các ngành đòi hỏi

          trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như y tế chiếm 41,3%; giáo dục, đào tạo chiếm 29,28% tổng số
          lao động của ngành.
               4. Một số kết quả chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở SXKD cá thể
               4.1. Quy mô sản xuất kinh doanh của cơ sở SXKD cá thể tăng nhưng mức tăng
          không nhiều

               Năm 2020, lao động bình quân một cơ sở SXKD cá thể đạt 2 lao động, cao hơn năm 2011
          là 1,96 lao động.
               Quy mô sản xuất kinh doanh bình quân một cơ sở năm 2020: Nguồn vốn 300,1 triệu đồng,

          gấp 2,50 lần; giá trị tài sản cố định 84 triệu đồng, tăng 25,56%; doanh thu 724,9 triệu đồng, gấp
          3,18 lần năm 2011.


                                                      13
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18