Page 46 - Kinh tế xã hội tỉnh Nam Định mười năm 2011-2020
P. 46

Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn mười năm qua có những chuyển
           biến tích cực: Tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp và xây
           dựng tăng lên đáng kể chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế

           tạo là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh; vốn đầu tư khu
           vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung cho xây dựng nông thôn
           mới và tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Theo giá
           so  sánh  năm  2010,  vốn  đầu  tư  thực  hiện  của  khu  vực  nông,  lâm
           nghiệp và thủy sản năm 2020 đạt 1.462 tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm

           2011,  bình  quân  mười  năm  2011-2020  tăng  6,9%/năm;  khu  vực
           công nghiệp và xây dựng 7.021 tỷ đồng, gấp 3,3 lần năm 2011, bình
           quân mỗi năm tăng 14,4%; khu vực dịch vụ 19.296 tỷ đồng, gấp 2,6
           lần năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 10,2%. Vốn đầu tư của khu
           vực công nghiệp và xây dựng tăng cao, tuy nhiên tăng trưởng công

           nghiệp chưa thực sự bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố
           về vốn, lao động trình độ thấp.

                Tỉnh Nam Định có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện  môi trường
           đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh hội
           nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Cùng với việc tích cực
           thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, giảm
           bớt  chi  phí  cho  người  dân  và  doanh  nghiệp,  nhiều  cơ  chế,  chính

           sách thu hút đầu tư được thực hiện. Số lượng doanh nghiệp đăng ký
           thành lập mới trong mười năm 2011-2020 là 6.210 doanh nghiệp,
           với tổng vốn đăng ký 42.381 tỷ đồng, bình quân 6,8 tỷ đồng/doanh
           nghiệp. Mười năm 2011-2020, toàn tỉnh có 109 doanh nghiệp đầu tư

           trực tiếp nước ngoài đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký đạt 3.140
           triệu USD. Đến thời điểm 31/12/2020, có 120 dự án được cấp phép
           đầu tư vào tỉnh còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 3.557 triệu
           USD; trong đó, đứng đầu là Trung Quốc với 29 dự án, Hàn Quốc
           với 28 dự án, Hồng Kông 23 dự án, Hoa Kỳ 8 dự án... Các dự án
           đầu tư này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế

           tạo sử dụng lao động có trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức,
           khoa học và công nghệ và lao động có kỹ năng.


           46
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51