Page 33 - Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Tỉnh Nam Định
P. 33
Số lƣợng cơ sở SXKD cá thể tăng ở các ngành: ngành y tế và hoạt
động trợ giúp xã hội tăng nhiều nhất 40,9%, do các phòng khám đa khoa,
chuyên khoa và nha khoa phát triển nhanh; ngành dịch vụ khác tăng 12,8%;
ngành vận tải, kho bãi tăng 10,8%; thƣơng mại tăng 8,1%; ngành dịch vụ
lƣu trú, ăn uống tăng 5,2%.
Ngƣợc lại, một số ngành giảm nhiều về số lƣợng cơ sở: ngành khai
khoáng giảm 76,5%, giảm ở các cơ sở sản xuất muối. Ngành dịch vụ
thông tin và truyền thông giảm 53,4%. Dịch vụ hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm giảm gần 47%, giảm các cơ sở hoạt động cầm đồ.
Ngành hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ giảm 14,2%, giảm
ở các cơ sở hoạt động quảng cáo và nghiên cứu thị trƣờng.
Theo tình trạng đăng ký kinh doanh (ĐKKD), tỷ trọng các cơ sở đã
có giấy chứng nhận ĐKKD chiếm 16,5%, chƣa có giấy chứng nhận
ĐKKD chiếm 72,4% (tỷ lệ tƣơng ứng của năm 2016 là 23,6% và 66,3%),
còn lại là các cơ sở đã ĐKKD nhƣng chƣa cấp giấy chứng nhận và không
phải ĐKKD.
Xét theo địa điểm SXKD, có 82,1% cơ sở SXKD cá thể có địa
điểm sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của chủ cơ sở, còn lại là đi thuê.
Số cơ sở kinh doanh tại đƣờng phố, ngõ xóm chiếm 79%; kinh doanh tại
siêu thị, trung tâm thƣơng mại, chợ kiên cố, bán kiên cố và địa điểm cố
định khác chiếm 13,7%; kinh doanh tại chợ cóc, chợ tạm và không có địa
điểm cố định chiếm 7,3%.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với việc phục
vụ đời sống hàng ngày của hộ gia đình và cá nhân, các cơ sở SXKD cá
thể thƣờng tập trung ở địa phƣơng có số lƣợng dân cƣ nhiều: Thành phố
Nam Định có 16,2 nghìn cơ sở, chiếm 15,3%; huyện Nghĩa Hƣng 13,8
nghìn cơ sở, chiếm 13,1%; huyện Ý Yên 13,3 nghìn cơ sở, chiếm 12,6%;
huyện Hải Hậu 12,8 nghìn cơ sở, chiếm 12,2% tổng số cơ sở toàn tỉnh.
2. Lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
Lao động của các cơ sở SXKD cá thể tiếp tục tăng qua các kỳ Tổng
điều tra, trong đó tăng nhiều ở các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,
thương mại, vận tải.
33