Page 34 - Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Tỉnh Nam Định
P. 34
Năm 2020, toàn tỉnh có 213,6 nghìn lao động hoạt động trong các cơ
sở SXKD cá thể, chiếm 47,7% tổng số lao động của các đơn vị điều tra.
Trong đó tập trung chủ yếu vào một số ngành: Công nghiệp và xây dựng
98,1 nghìn lao động, chiếm 45,9%; thƣơng mại 77,4 nghìn lao động,
chiếm 36,3%; còn lại là lao động của các ngành vận tải, kho bãi, dịch vụ
lƣu trú, ăn uống và dịch vụ khác.
Đặc điểm của cơ sở SXKD cá thể là sự phát triển tự phát, nhỏ lẻ.
Hầu hết các cơ sở đều có quy mô nhỏ, bình quân một cơ sở cá thể có
2 lao động (vùng đồng bằng sông Hồng 1,7 lao động/cơ sở, cả nƣớc
1,6 lao động/cơ sở). Theo ngành kinh tế: Lao động bình quân một cơ sở
ngành công nghiệp 2,4 ngƣời; ngành xây dựng 6,4 ngƣời; ngành thƣơng
mại 1,6 ngƣời; ngành vận tải, kho bãi 1,4 ngƣời và ngành dịch vụ khác
1,7 ngƣời. Trong tổng số 105,4 nghìn cơ sở SXKD cá thể, có 40,5% số
cơ sở quy mô dƣới 2 lao động; 54,3% số cơ sở từ 2 đến dƣới 5 lao động;
gần 4% số cơ sở quy mô từ 5 đến dƣới 10 lao động; chỉ có 1,2% số cơ sở
quy mô từ 10 lao động trở lên.
Biểu đồ 06. Cơ cấu số lƣợng và lao động của cơ sở SXKD cá thể
theo huyện, thành phố năm 2020
Cơ sở Lao động
12% 15% 4% 15% 13% 5%
10% 5% 9% 5%
8% 8% 13%
13%
12% 10%
8% 13% 9% 13%
TP. Nam Định Mỹ Lộc Vụ Bản Ý Yên
Nghĩa Hưng Nam Trực Trực Ninh Xuân Trường
Giao Thuỷ Hải Hậu
Theo đơn vị hành chính: Năm 2020, huyện Hải Hậu có quy mô lao
động bình quân một cơ sở cao nhất 2,4 lao động/cơ sở; thấp nhất là thành
phố Nam Định 1,7 lao động/cơ sở.
34