Page 53 - Nam Định thực trạng kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020
P. 53

Tỷ trọng dân số sống ở khu vực thành thị tiếp tục xu hướng tăng lên, khu vực

                 nông thôn giảm dần. Đến năm 2020 có 20,27% dân số sống ở khu vực thành thị,
                 cao hơn tỷ lệ 17,69% của năm 2016; có 79,73% dân số sống ở khu vực nông thôn,

                 trong khi tỷ lệ này năm 2016 là 82,31%. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa hiện vẫn còn
                 chậm,  tốc  độ  tăng  dân  số  thành  thị  bình  quân  giai  đoạn  2016  -  2020  chỉ  là

                 0,52%/năm.

                       Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ trọng dân số trong

                 độ tuổi lao động (15-64 tuổi) chiếm 63,5%, tỷ trọng dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi

                 và từ 65 tuổi trở lên) chiếm 36,5%. Như vậy, Nam Định đang trong thời kỳ “cơ cấu
                 dân số vàng” tức là tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi nhóm dân số

                 trong độ tuổi phụ thuộc. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009-2019 tỷ trọng dân số từ

                 65 tuổi trở lên có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ; tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên năm
                 2019 tăng 3,4 điểm phần trăm so với năm 2009 (năm 2009 tăng 1,1 điểm phần trăm

                 so với năm 1999). Vì vậy, tỉnh Nam Định cần tận dụng có hiệu quả “cơ cấu dân số

                 vàng” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như các chính sách đảm bảo an
                 sinh xã hội.


                       8.2. Lao động, việc làm

                       Lực lượng lao động từ 15 tuổi  trở lên của  trên địa bàn tỉnh năm 2020 đạt
                 1.025,1 nghìn người (tương đương 57,58% dân số trên địa bàn tỉnh) thấp hơn mức

                 1.062,5 nghìn người của năm 2016. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, lực lượng lao

                 động giảm 0,78%/năm. Trong số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có khoảng
                 98,6% là lao động đang làm việc. Sau 5 năm, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm

                 việc trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 30 nghìn người.

                       Cơ cấu lao động các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng tích

                 cực, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công
                 nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Năm 2020, tỷ trọng lao động đang làm việc

                 trong các khu vực kinh tế lần lượt là: 38,3%; 34,7% và 27,0%. Như vậy, sau 5

                 năm  tỷ  trọng  lao  động  khu  vực  nông,  lâm  nghiệp  và  thủy  sản  giảm  11,6  điểm



                 NAM ĐỊNH - Thực trạng KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và vị thế trong khu vực Đồng bằng
                 sông Hồng                                                                         |  53
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58