Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022

Chủ nhật - 27/11/2022 19:57

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tháng 11/2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu vào hoàn tất thu hoạch lúa Mùa và gieo trồng các loại cây màu vụ Đông. Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh an toàn trên đàn vật nuôi. Sản xuất thủy sản được duy trì, sản lượng và hiệu quả kinh tế nâng lên.

a. Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt: Sản xuất vụ Mùa năm 2022, toàn tỉnh gieo trồng 80.888 ha lúa và cây rau màu các loại, giảm 1,0% (-850 ha) so với vụ Mùa năm 2021; gồm 72.002 ha lúa và 8.886 ha cây rau màu các loại.

Sản xuất lúa Mùa năm 2022 diễn ra muộn hơn so với mọi năm, trong điều kiện thời tiết bất thường tiềm ẩn nguy cơ phát triển các loại sâu bệnh có hại. Ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương trong chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng các giống lúa theo khuyến cáo, triển khai biện pháp chăm sóc lúa mùa. Năng suất lúa Mùa năm 2022 ước đạt 53 tạ/ha, tăng 1,9% (+1 tạ/ha) so với vụ Mùa năm 2021; sản lượng thóc 381.608 tấn. Năng suất lúa cả năm 2022 ước đạt 61,17 tạ/ha, tăng 0,8% (+0,5 tạ/ha) so với năm 2021; sản lượng 874.783 tấn.

Sản xuất vụ Đông: Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 15/11/2022, các địa phương cơ bản gieo cấy xong cây rau màu vụ Đông năm 2023. Diện tích gieo trồng ước đạt 9.200 ha. Thời tiết thuận lợi nên các cây trồng vụ Đông sinh trưởng, phát triển tốt. Các đơn vị tiếp tục tập trung chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ Đông, đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.

Chăn nuôi và thú y: Trong tháng, dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt. Chăn nuôi lợn dần phục hồi, chăn nuôi gia cầm phát triển. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.

Tính chung 11 tháng năm 2022, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 136.951 tấn, giảm 0,8% (-1.115 tấn); sản lượng thịt gia cầm các loại xuất chuồng 32.079 tấn, tăng 8,1% (+2.404 tấn). Sản lượng trứng gia cầm 417.562 nghìn quả, tăng 9,8% (+37.382 nghìn quả) so với cùng kỳ năm trước.

b. Lâm nghiệp

Sản lượng gỗ khai thác 11 tháng năm 2022 ước đạt 4.091 m3, tăng 0,7% (+30 m3); sản lượng củi khai thác 11.128 Ste, tăng 0,7% (+74 Ste) so với cùng kỳ năm 2021.

c. Thuỷ sản

Thời tiết trong tháng tương đối thuận lợi cho phát triển thủy sản. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục thu hoạch sản phẩm con nuôi cuối vụ xuân hè, các phương tiện khai thác biển tích cực ra khơi đánh bắt thuỷ sản.

Tính chung 11 tháng năm 2022, sản lượng thuỷ sản ước đạt 172.265 tấn, tăng 4,9% (+8.034 tấn) so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Thuỷ sản khai thác 54.246 tấn, tăng 1,9% (+1.002 tấn); thuỷ sản nuôi trồng 118.019 tấn, tăng 6,3% (+7.032 tấn).

2. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tháng 11/2022 tập trung hoàn thành các đơn hàng cuối năm. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất có dấu hiệu chững lại khi các đơn hàng của doanh nghiệp tại thị trường chính, xuất khẩu chủ lực thời điểm cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 suy giảm. Tính chung 11 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 14,27% so với cùng kỳ năm trước.

a. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2022 ước tăng 0,45% so với tháng trước và tăng 15,03% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 7,78%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,45%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 0,77%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,08% so với tháng trước.

Tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 14,27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 14,57%, đóng góp 14,08 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,16%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,88%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 4,18%, làm giảm 0,02 điểm phần trăm.

Một số ngành công nghiệp cấp II duy trì sản xuất ổn định và có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất đồ uống tăng 13,08%; dệt tăng 18,10%; sản xuất trang phục tăng 18,50%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 21,22%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 16,71%… Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 9,03%; sản xuất kim loại giảm 3,90%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 36,16%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 31,97%.

b. Sản phẩm sản xuất chủ yếu

Hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 11 tập trung sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước dịp cuối năm và xuất khẩu. Một số nhóm sản phẩm công nghiệp chủ yếu 11 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước: Thịt lợn đông lạnh tăng 2,2%; bánh kẹo các loại tăng 9,1%; bia đóng chai tăng 23,1%; vải các loại tăng 27,6%; quần áo may sẵn tăng 16,6%; giày, dép các loại tăng 15,7%; gạch bằng đất sét nung tăng 16,7%; bàn ghế bằng gỗ các loại tăng 9,9% ... Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Muối biển giảm 18,0%; muối chế biến giảm 14,3%; gạo xay xát giảm 10,7%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 20,4%; phụ tùng xe đạp giảm 10,6%.

3. Đầu tư và xây dựng

Tháng Mười Một, vn đầu tư phát trin thuc ngun vn ngân sách nhà nước do địa phương qun lý đạt khá. H thng kết cu h tng kinh tế - xã hi tiếp tc được quan tâm đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ. Tính chung 11 tháng năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 81,4% kế hoạch năm.

Tính chung 11 tháng năm 2022, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 4.521 tỷ đồng, đạt 81,4% kế hoạch năm, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh 4.089 tỷ đồng, đạt 81,7%, giảm 6,6%; vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 187 tỷ đồng, đạt 84,2%, tăng 68,3%; vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã 245 tỷ đồng, đạt 74,2%, giảm 8,0%.

4. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 11 tháng năm 2022 đạt dự toán năm 2022 đề ra và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2021. Chi ngân sách Nhà nước đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác phòng, chống dịch bệnh.

5. Thương mại, dịch vụ, giá cả

a. Tình hình nội thương

Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục hồi nhanh ở tất cả các ngành với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng Mười Một tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 12,6% so cùng kỳ năm 2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 11 tháng năm 2022 có quy mô cũng như tốc độ tăng đều cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 54.506 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.

b. Xuất, nhập khẩu

Tháng Mười Một, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 406 triệu USD, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 4.088 triệu USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 1.266 triệu USD.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười Một xuất siêu 171 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 1.266 triệu USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước xuất siêu 419 triệu USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 847 triệu USD.

c. Giá cả

Giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào cùng với chính sách khuyến mãi các mặt hàng điện tử, viễn thông thời điểm cuối năm là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 giảm 0,30% so với tháng trước và tăng 5,53% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 11 tháng năm 2022, CPI tăng 3,59% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá vàng tăng 17,75% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,75%.

d. Giao thông vận tải

Hoạt động vận tải tháng 11/2022 tăng trưởng tích cực cả về vận tải hành khách và hàng hóa. Hành khách vận chuyển tăng 1,9% và luân chuyển tăng 0,9% so với tháng trước; hàng hóa vận chuyển tăng 3,6% và luân chuyển tăng 4,9% đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Đời sống dân cư

Trong tháng 11, các cấp, các ngành tiếp tục triển khai các giải pháp của Chính phủ nhằm đẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hóa trên thị trường; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội nên nhìn chung đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên.

Thực hiện chính sách với người có công: Trong tháng 10, Sở Lao  động - Thương binh và Xã hội tỉnh giải quyết chế độ chính sách cho 682 trường hợp người có công và thân nhân người có công; giới thiệu tới Hội đồng Giám định y khoa tỉnh để khám giám định đối với 06 trường hợp; đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với 01 trường hợp.

Trong tháng, Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh tổ chức đón tiếp, điều dưỡng 01 đoàn người có công với tổng số 19 người.

Công tác bảo trợ xã hội: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh thực hiện tốt chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho các diện đối tượng đang quản lý tại Trung tâm.


 

Tác giả bài viết: Trần Ngọc Linh - Phòng Thống kê Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây