Sản xuất công nghiệp tháng 5 và 5 tháng đầu năm năm 2024

Thứ sáu - 31/05/2024 06:02
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2024 tăng 7,70% so với tháng trước và tăng 13,44% so với cùng kỳ năm 2023.

 

Sản xuất công nghiệp tháng 5/2024 duy trì ổn định, tăng 7,70% so với tháng trước và tăng 13,44% so với cùng kỳ năm 2023. Năm  tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 13,72% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay[1]; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,97%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2024 tăng 7,70% so với tháng trước và tăng 13,44% so với cùng kỳ năm 2023. So với tháng trước, ngành khai khoáng tăng 37,88% (do thời tiết chuyển sang mùa hè, số giờ nắng tăng cao); ngành chế biến, chế tạo tăng 7,88%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 1,55%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 1,47%.

Tốc độ tăng/giảm IIP 5 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước

Năm tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 13,72% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 13,97%, đóng góp 13,57 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,41%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,49%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 15,65%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm.

Một số ngành công nghiệp cấp II trọng điểm của tỉnh có chỉ số sản xuất công nghiệp năm tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13,23%; sản xuất trang phục tăng 15,02%; dệt tăng 4,96%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,37%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 13,05%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc tăng 23,14%. Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 5,53%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 8,76%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 6,50%.

Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP 5 tháng các năm 2020-2024

của một số ngành công nghiệp (%)

 

2020

2021

2022

2023

2024

Sản xuất, chế biến thực phẩm

-24,95

-15,76

4,08

11,60

13,23

Dệt

-1,05

12,52

8,36

6,63

4,96

Sản xuất trang phục

0,32

19,85

20,78

16,30

15,02

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

-28,77

32,76

66,94

11,94

15,37

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế)

9,86

-7,05

3,08

20,71

13,05

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

-3,56

23,83

-0,50

-2,18

1,08

Sản xuất kim loại

28,6

0,87

3,76

8,41

56,62

Sản xuất gường, tủ, bàn, ghế

17,07

-1,26

11,37

13,19

0,83

Ngành sản xuất trang phục có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu sản phẩm may mặc tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm khả quan hơn, sức mua trên thị trường thế giới tăng trở lại, nhiều tập đoàn bán lẻ trong khối thành viên Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến Việt Nam để tìm kiếm chuỗi cung ứng có giá thành cạnh tranh. Kim ngạch xuất khẩu năm tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023, thậm chí có doanh nghiệp tăng 60-70% so với cùng thời điểm năm trước, điển hình như Công ty cổ phần may Sông Hồng, Công ty TNHH Youngone Nam Định.

Ngành dệt có năng lực mới tăng như Công ty TNHH Top Textiles tại Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng ổn định sản xuất và xuất đi những lô hàng đầu tiên. Ngày 25/4/2024, công ty làm thủ tục tổ chức xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,50 tấn hàng mẫu Uniqlo, trị giá 53.000 USD. Đây là nhà máy sản xuất các sản phẩm sợi, vải của Tập đoàn Toray - Nhật Bản với diện tích 31,20 ha, tổng công suất dự kiến của toàn bộ dự án đạt 120 triệu mét khối vải trên 1 năm. Dự án hoàn thành sẽ tạo ra hơn 3.000 việc làm cho người lao động.

Sản phẩm công nghiệp:  Một số sản phẩm 5 tháng đầu năm có khối lượng tăng so với cùng kỳ năm trước như: gạo xay xát tăng 4,34%; vải các loại tăng 18,95%; quần áo may sẵn tăng 17,11%; giày, dép tăng 27,10%; sản phẩm mây tre đan các loại tăng 15,50%; bao bì và túi bằng giấy tăng 1,41%; cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép tăng 15,43%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2024    tăng 2,78% so với tháng trước. Năm tháng đầu năm 2024, chỉ số này tăng 0,37% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: dệt tăng 51,71%; sản xuất trang phục tăng 14,51%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/5/2024 tăng 18,18% so với cùng thời điểm năm trước. Một ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng thời điểm năm trước: sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 65,79%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 54,36%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 14,21%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 12,90%.

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tháng 5/2024 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 3,58% so với cùng kỳ năm 2023. Năm tháng đầu năm, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng 6,10% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, loại hình doanh nghiệp nhà nước giảm 20,17%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,51% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,39%. Một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sử dụng lao động 5 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước: dệt tăng 4,47%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 19,00%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 13,72%.



[1] Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng đầu năm các năm 2019 – 2023: Năm 2019 tăng 11,80%; năm 2020 tăng 4,24%; năm 2021 tăng 10,42%; năm 2022 tăng 13,24%; năm 2023 tăng 13,19%.

 

Tác giả bài viết: Trần Ngọc Linh - Phòng TK Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây